Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy

1. Nghiệm thu PCCC là gì?

Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy là thủ tục hành chính mà các chủ đầu tư, chủ phương tiện cần phải thực hiện trước khi đưa dự án, công trình hay phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC vào hoạt động, sử dụng.

Yêu cầu nghiệm thu PCCC sẽ bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, hạng mục và nghiệm thu bàn giao. Cụ thể là gồm có bản vẽ thiết kế, thẩm duyệt nghiệm thu PCCC sau khi thi công lắp đặt, kiểm định trang thiết bị trong hệ thống có đủ điều kiện hay không.

Các công trình, phương tiện nằm trong diện bắt buộc phải nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cần phải được Cơ quan cảnh sát PCCC kiểm tra, đánh giá và chấp nhận. Nếu không đáp ứng đúng quy chuẩn nghiệm thu PCCC thì sẽ không được phép đi vào hoạt động, kinh doanh.

2. Nghị định về nghiệm thu PCCC được quy định như thế nào?

Công văn nghiệm thu PCCC là một trong những căn cứ, cơ sở pháp lý để các chủ đầu tư có thể nghiệm thu, bàn giao công trình. Quy định cùng với căn cứ thực hiện về thủ tục, điều kiện nghiệm thu PCCC, tiêu chuẩn nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, cách nghiệm thu PCCC, các công trình nằm trong danh mục nghiệm thu PCCC được nêu rõ tại các văn bản pháp lý dưới đây:

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung thêm vào năm 2013.
  • Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 10/01/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
  • Thông tư 149/2020/TT-BCA ban hành ngày 20 tháng 2 năm 2021 quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

3. Thủ tục nghiệm thu PCCC của từng bên tham gia

Công tác nghiệm thu phòng cháy chữa cháy sẽ cần có sự tham gia và phối kết hợp từ 4 bên. Trong Điều 17, Luật phòng cháy và chữa cháy nêu rõ về các bên tham gia bao gồm:

  • Đơn vị thiết kế phòng cháy chữa cháy
  • Chủ đầu tư
  • Nhà thầu thi công lắp đặt hệ thống PCCC.
  • Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy

Nội dung nghiệm thu PCCC cũng như trách nhiệm cụ thể của từng bên được liệt kê đầy đủ trong bảng dưới đây:

STT Đơn vị Nội dung trách nhiệm
1 Đơn vị thiết kế PCCC + Thiết kế đảm bảo các yêu cầu về PCCC và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng, sử dụng công trình.
+ Thực hiện giám sát trong quá trình thi công lắp đặt hệ thống.
+ Tham gia nghiệm thu công trình PCCC.
2 Chủ đầu tư dự án, phương tiện + Nộp hồ sơ nghiệm thu PCCC theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định này.
+ Tổ chức thi công lắp đặt theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trong trường hợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị PCCC khi thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại.
+ Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu PCCC.
+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy, phòng nổ công trình trong suốt quá trình lắp đặt cho đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình, phương tiện vào sử dụng.
3 Nhà thầu thi công PCCC + Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt PCCC.
+ Bảo đảm an toàn về PCCC, phòng nổ thuộc phạm vi quản lý của mình xuyên suốt quá trình thi công lắp đặt đến khi bàn giao công trình, phương tiện.
+ Lập hồ sơ hoàn công, kịch bản nghiệm thu PCCC, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.
4 Cơ quan Cảnh sát PCCC + Thẩm duyệt các nội dung, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với các dự án, thiết kế theo đúng tiêu chuẩn nghiệm thu PCCC, quy định của pháp luật thời hạn thẩm duyệt quy định tại Khoản 4 Điều 16 của Nghị định.
+ Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắp đặt, kiểm tra việc thi công, lắp đặt thiết bị PCCC theo đúng thiết kế đã được duyệt; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công lắp đặt và kiểm tra nghiệm thu PCCC.
+ Tham gia nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đối với các công trình, phương tiện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

4. Mẫu hồ sơ nghiệm thu PCCC bao gồm những gì?

Bộ hồ sơ nghiệm thu PCCC đầy đủ được quy định trong Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế PCCC kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát PCCC (bản sao).
  • Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (bản sao).
  • Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ PCCC.
  • Các loại bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan đến PCCC phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC và các hệ thống liên quan đến PCCC của công trình, phương tiện giao thông cơ giới.
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến PCCC.
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống PCCC (bản sao).

Tất cả các loại văn bản, tài liệu có trong bộ hồ sơ xin nghiệm thu PCCC đều phải đầy đủ xác nhận từ chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Với các hồ sơ mời nghiệm thu PCCC bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt.

5. Quy trình nghiệm thu phòng cháy chữa cháy

Các bước nghiệm thu PCCC có thể được tóm tắt trong 4 bước như sau:

Bước 1: Nộp thư mời nghiệm thu PCCC

Các cá nhân, tổ chức nộp văn bản thông báo đến Cục cảnh sát hoặc Phòng cảnh sát PCCC tại địa phương đã thẩm duyệt thiết kế PCCC trước đó để tiếp tục tiến hành nghiệm thu PCCC.

Lúc này, cán bộ tiếp nhận sẽ có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của văn bản thông báo để tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 2: Nộp hồ sơ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy

Các chủ đầu tư tiến hành chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn với đầy đủ các loại giấy tờ như đã nêu bên trên.

**Lưu ý: Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ ngày Lễ và Tết.

Bước 3: Kiểm tra nghiệm thu

Cơ quan chức năng có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ bắt đầu tiến hành tổ chức kiểm tra nghiệm thu PCCC theo 2 phần là:

  • Kiểm định về tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.
  • Kiểm tra nghiệm thu thực tế theo lịch kiểm tra nghiệm thu quy định của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian nghiệm thu PCCC là 07 ngày làm việc kể từ khi thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu. Các công trình sau khi kiểm tra, đạt điều kiện sẽ được cơ quan Cảnh sát PCCC cấp văn bản nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy.

Các chủ đầu tư có thể tự thực hiện theo thủ tục, quy trình nghiệm thu nêu ra bên trên. Hoặc để tiết kiệm thời gian, công sức, nâng cao tỉ lệ nghiệm thu thành công nhanh chóng hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ hỗ trợ về pháp lý từ các bên cung cấp dịch vụ.

6. PC Hoàng Anh hỗ trợ trọn gói về các thủ tục nghiệm thu hệ thống PCCC

Nhìn vào quy trình nghiệm thu phòng cháy chữa cháy được tóm gọn trong 4 bước, có thể bạn sẽ nghĩ thủ tục không hề phức tạp. Nhưng thực chất thì ngay từ việc tự chuẩn bị về hồ sơ mời nghiệm thu, các loại giấy tờ, pháp lý đạt chuẩn đã chẳng đơn giản. Nhất là khi các chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì lại càng mất nhiều thời gian, thậm chí là chi phí phát sinh không cần thiết.

Với nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu về luật pháp, thấu hiểu tâm lý của các chủ đầu tư,PC Hoàng Anh mang đến dịch vụ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy trọn gói. Chúng tôi đã từng hỗ trợ nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho các công trình với đủ mọi loại quy mô.

Lợi ích mà dịch vụ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy của PC HOÀNG ANH chính là:

  • Tư vấn, hỗ trợ về pháp lý, giúp các chủ đầu tư hiểu rõ, thực hiện đúng và đủ theo quy định.
  • Trở thành đơn vị uỷ quyền giúp bạn thực hiện toàn bộ cả quy trình nghiệm phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi đồng hành xuyên suốt để giải quyết mọi vấn đề cho quý khách.
  • Cung cấp gói giải pháp đồng bộ bao gồm cả: thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, thi công PCCC và nghiệm thu PCCC.

Đội ngũ nhân sự ở PC HOÀNG ANH phần lớn là các chuyên gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra thì toàn bộ nhân sự đều được đào tạo bài bản, chi tiết, đã có kinh nghiệm thực tế giải quyết nhiều dự án nên có thể đẩy nhanh quá trình nghiệm thu tối đa cho quý khách.

7. Báo giá dịch vụ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy của PC HOÀNG ANH

Ở PC HOÀNG ANH, khách hàng không những nhận được dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao, nhiệt tình, nhanh chóng, mà còn được hỗ trợ về mức giá dịch vụ vô cùng cạnh tranh.

Báo giá nghiệm thu phòng cháy chữa cháy tại PC HOÀNG ANH sẽ được căn cứ, xác lập dựa trên hệ thống PCCC thực tế của chủ đầu tư. Ngoài ra, với các bên sử dụng trọn gói dịch vụ thiết kế, thi công và nghiệm thu trọn gói, PC HOÀNG ANH sẽ có mức trợ giá đặc biệt cùng những ưu đãi cạnh tranh nhất thị trường.

PC Hoàng Anh - An toàn cho bạn, bình an cho mọi nhà!

Liên hệ ngay với PC Hoàng Anh để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá dịch vụ:
     

Bài viết này đã cung cấp một số thông tin về dịch vụ kinh doanh thiết bị PCCC của PC Hoàng Anh. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp với PC Hoàng Anh.